25 08 2018
Chắc chắn mọi người đã quen với khái niệm barcode (mã vạch - chứa thông tin cơ bản về sp). Barcode được ứng dụng rộng rãi trong quản lý kho, siêu thị, bệnh viện... Tuy nhiên, barcode có một nhược điểm là mỗi lần chỉ scan được 1 nhãn thôi. Công nghệ RFID sẽ giúp giải quyết vấn đề này bằng việc sử dụng loại nhãn có gắn chíp, có thể đọc được nhiều nhãn cùng một lúc.
RFID (Radio Frequency IDentification - Nhận dạng bằng tần số sóng radio) thường được sử dụng trong những nhà kho lớn, RFID sẽ giúp làm tăng năng suất, hạn chế những công việc manual trong việc kiểm đếm hàng xuất/nhập & hàng tồn, thông tin quản lý tồn kho sẽ được cập nhật chính xác và nhanh chóng lên hệ thống.
Để ứng dụng RFID cần có:
1. Tag (Nhãn): Dùng để dán lên hàng/thùng hàng/kiện hàng/pallet....
Có hai loại tag:
- Active tag: Tag có thể phát ra tần số và chuyển tới thiết bị đọc. Tag có nguồn điện (thường sử dụng pin gắn trong thẻ) để duy trì mạch điện của chip và phát ra tần số. Giá của loại nhãn này không hề rẻ (khoảng 25$/cái hoặc hơn), vì vậy chỉ được sử dụng có các mặt hàng có giá trị cao.
- Passive tag: Passive tag không chứa pin, và nguồn điện được cung cấp từ thiết bị đọc reader. Loại nhãn này có nhiều yếu điểm hơn so với active tag, nên giá cũng rẻ hơn, chỉ khoảng 10 cents/cái. Do giá thành rẻ nên có thể áp dụng đại trà được.
Cấu tạo của loại passive tag này gồm:
So sánh giữa hai loại nhãn này:
2. Antenna (Thiết thu nhận tín hiệu phát ra từ tag)
Antenna trong nhãn tag sẽ phát ra tín hiệu. Thiết bị Antenna lắp tại nhiều vị trí trong kho sẽ nhận tín hiệu được truyền tới và chuyển cho thiết bị đọc RFID reader.
3. Reader: Thiết bị đọc
Khi nhận tín hiệu từ Antenna (có thể dùng công nghệ wireless để chuyển signal từ Antenna qua Reader), thiết bị đọc sẽ đọc dữ liệu và cập nhật lên hệ thống.
Hãy tưởng tượng một nhà kho ứng dụng RFID sẽ như thế nào?
- Inbound: Khi nhập hàng vào kho, thay vì nhân viên kho phải hàng kiểm đếm mất thời gian, rồi cập nhật số lượng lên hệ thống... Passive tag được dán trên thùng hàng/ sản phẩm đã chứa toàn bộ thông tin về mặt hàng, lot, date, xuất xứ,...Khi toàn bộ kiện hàng được đưa qua reader lắp đặt tại cửa nhập, những thông tin này sẽ được cập nhật lên hệ thống.
- Inventory: Hàng khi được chuyển tới vị trí rack kệ trong kho, sẽ được tự động cập nhật vị trí lên hệ thống nhờ reader được lắp trên trên folklift. Khi kiểm đếm tồn kho, có thể sử dụng thiết bị reader loại cầm tay handheld hoặc rack kệ có lắp reader.
- Outbound/ Dispatch: Tại cửa xuất, khi thùng hàng được xuất ra, các thông tin liên quan về lượng hàng xuất sẽ được update lên hệ thống ngay lập tức.
Ứng dụng RFID đang được sử dụng rất rộng rãi, khi áp dụng vào quản lý kho, sẽ làm giảm headcount, giảm thiểu sai lệch tồn kho, có thể trace back được đơn hàng,.... và khi có được thông tin nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định hiệu quả hơn.
Nguồn: internet